Vị ngọt bánh tráng Tâm Việt

Dù gặp nhiều khó khăn trong mùa dịch, nhưng cơ sở bánh tráng bò bía Tâm Việt của vợ chồng anh Tâm, chị Trang vẫn duy trì nhịp độ sản xuất với tinh thần “quyết liệt” để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người dân thành phố.

Nội dung chính[ẩn/hiện]

Vị ngọt bánh tráng Tâm Việt

Khi thành phố thực hiện biện pháp khẩn cấp chống dịch Covid 19, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã đóng cửa. Cơ sở bánh tráng bò bía Tâm Việt nằm trong hẻm 115 đường Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, quận Bình Thủy, Cần Thơ có vẻ bất lợi trong giao dịch, nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Tâm và chị Phạm Thị Trang vẫn cật lực duy trì sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường.

Khi các trung tâm tiệc cưới, dịch vụ ăn uống… ngưng hoạt động vì tránh tụ tập đám động, công ăn việc làm ở đây đã bị ảnh hưởng. Anh Nguyễn Văn Tâm Chủ cơ sở bánh tráng bò bía Tâm Việt, từng là người làm công, hiểu rằng công việc là sự sống nên “tất cả” phải giữ công ăn việc làm.

tn

Công nhân đang làm khâu xếp và đếm bánh. Trước các khâu làm việc, nhân công tại Tâm Việt luôn rửa tay, sát khuẩn nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Thảo Nguyên

Anh Nguyễn Văn Tâm cho biết: Thời gian đầu, xưởng của anh chỉ có từ 8 lao động thường xuyên, tùy theo đặt hàng - có lúc cơ sở tăng lên đến hơn 20 lao động. Lao động đủ lứa tuổi - cả nam và nữ - là người địa phương, sống gần cơ sở. Tùy theo giờ làm việc và sản lượng mức thu nhập mỗi tháng từ 4-7 triệu đồng. Từ 7giờ sáng, cơ sở bắt đầu làm việc. Chỉ nghe tiếng máy trộn bột, máy tráng bánh, mọi người làm việc theo dây chuyền.

“Cơ sở sản xuất trang bị máy trộn bột, tráng bột đến khâu ép bao bì. Trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 2000 xấp bánh”, anh Tâm nói về “tất cả”, trong đó vợ chồng anh là đầu tàu.

Quê gốc vợ chồng anh Tâm, chị Trang ở Vĩnh Phúc, sau nhiều năm làm công tại xưởng sản xuất bánh tráng bò bía tại TP.HCM, năm 2011, anh chị đã chọn Bình Thủy, TP Cần Thơ làm nơi lập nghiệp. Qua 10 năm thăng trầm, từ lò sản xuất bánh tráng “bò bía” thủ công đến cơ sở sản xuất ổn định theo dây chuyền hoàn chỉnh như bây giờ là sự cố gắng không ngừng nghỉ của người “đầu tàu” ăn cơm lấy sức làm bánh tráng này.

Chị Trang nói, thị trường có nhiều nhãn hàng cùng loại nên mình phải tỉ mỉ từng khâu, từ việc chọn bột, trộn - ủ đến việc tìm ra công thức phối trộn có độ dẻo, hương vị đặc trưng khác biệt. Tỷ lệ bột mì là thành phần đặc biệt trong công thức này và nhờ đó sản phẩm được nhiều người ưa chuộng.

Cô Thư, 40 tuổi, làm việc tại đây 3 năm, nói rằng nhờ tìm được việc làm vừa sức, thu nhập của cô đủ sinh hoạt; thoái mái và thuận tiện vì rất gần nhà. Anh chị chủ hay hỏi mọi người xung quanh ai cần công việc làm, cứ giới thiệu đến cơ sở để làm việc.

tn00

Các công nhân cơ sở Việt Tâm đang miệt mài làm việc. Ảnh: Thảo Nguyên

Em Ngân, làm tại xưởng chia sẻ: “Sau khi nghỉ học em không có việc gì làm. Các cô chú làm việc tại đây giới thiệu và em đã làm ở đây 2 năm. Mức thu nhập cũng khá ổn định, gần nhà nên thuận lợi cho em trong việc chăm sóc gia đình. Cơ sở nhỏ nhưng những dịp lễ lớn, ngày Tết, các công nhân đều nhận được sự quan tâm, khích lệ vật chất. Tuy không lớn nhưng thể hiện được cái tình giữa những người nương tựa nhau mà sống, không có khoảng cách giữa chủ và người làm công.

“Em cảm thấy may mắn hơn nhiều người vì trong tình hình dịch Covid-19, không ít người bị mất việc, nhưng em vẫn đều đặn làm việc hằng ngày tại cơ sở của anh chị”, Ngân nói.

Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ 0 giờ ngày 12/7, quận Ninh Kiều và Cái Răng phải cách ly theo chỉ thị 16, các quận huyện còn lại cách ly theo chỉ thị 15. Quận Bình Thủy có vẻ như vẫn còn may mắn hơn Cái Răng, Ninh Kiều. Hiện nay, ở hai quận nội ô, việc kinh doanh mua bán vì nhu cầu thiết yếu cũng trở nên khó khăn.

Tận dụng thời gian ít áp lực hơn, Cơ sở Tâm Việt tổ chức công việc đều đặn để con người, máy móc phối hợp nhịp nhàng, để  những chiếc bánh tráng chất lượng xuất xưởng, đến tay người tiêu dùng.

Có hai việc luôn bao phủ tâm trí của chủ và thợ ở đây: Mọi người thực hiện cách ly thì việc tạo nguồn cung thực phẩm càng quan trọng vì đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ tạo sự bất an. Do đó, đôi vợ chồng Tâm – Trang và những người thợ phải duy trì nhịp độ sản xuất với tinh thần “quyết liệt” hơn bao giờ hết.

Chỉ ngoài 30 tuổi, còn rất trẻ và bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, kinh nghiệm trên thương trường, vợ chồng Tâm – Trang gắn niềm vui cuộc sống của mình với những người thợ và mong muốn vừa đủ của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch bùng phát.

Thành công trong 10 năm tạo công ăn việc làm chưa phải là nhiều, chỉ có những nhân công nghèo làm việc tại đây mới thấy hết ý nghĩa của đôi vợ chồng tiểu chủ này. Họ nói trong những chiếc bánh tráng này đây có vị ngọt từ tấm lòng.

Những thùng bánh tráng Tâm Việt đang là cầu nối niềm tin giữa cơ sở với những bữa ăn đạm bạc - nhưng không kém vẽ duyên với bò  pía, chả giò chiên - ở  đâu đó trong vùng châu thổ Cửu Long dù tất cả đang chiến đấu với đại dịch SARS-Cov 2.

Tin tức liên quan

Bánh tráng

Em Ngân, làm tại xưởng chia sẻ: “Sau khi nghỉ học em không có việc gì làm. Các cô chú làm việc tại đây giới thiệu và em đã làm ở đây 2 năm. Mức thu nhập cũng khá ổn định, gần nhà nên thuận lợi cho em trong việc chăm sóc gia đình. Cơ sở nhỏ nhưng những dịp lễ lớn, ngày Tết, các công nhân đều nhận được sự quan tâm, khích lệ vật chất. Tuy không lớn nhưng thể hiện được cái tình giữa những người nương tựa nhau mà sống, không có khoảng cách giữa chủ và người làm công.

 

 

“Em cảm thấy may mắn hơn nhiều người vì trong tình hình dịch Covid-19, không ít người bị mất việc, nhưng em vẫn đều đặn làm việc hằng ngày tại cơ sở của anh chị”, Ngân nói.

Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ 0 giờ ngày 12/7, quận Ninh Kiều và Cái Răng phải cách ly theo chỉ thị 16, các quận huyện còn lại cách ly theo chỉ thị 15. Quận Bình Thủy có vẻ như vẫn còn may mắn hơn Cái Răng, Ninh Kiều. Hiện nay, ở hai quận nội ô, việc kinh doanh mua bán vì nhu cầu thiết yếu cũng trở nên khó khăn.

Tận dụng thời gian ít áp lực hơn, Cơ sở Tâm Việt tổ chức công việc đều đặn để con người, máy móc phối hợp nhịp nhàng, để  những chiếc bánh tráng chất lượng xuất xưởng, đến tay người tiêu dùng.